Bột nha đam

Cây Nha đam hay còn được gọi là cây lô hội là dược phẩm kỳ diệu từ thiên nhiên do lợi ích mà nó đem lại. Cây nha đam giup ngăn chặn mụn, chăm sóc da, sức khỏe.

Nha đam

Nha đam có nguồn gốc từ Bắc Phi. Trong truyền thuyết Ai Cập, nữ hoàng Cléopâtre đã dùng nha đam để có một làn da mịn màng, tươi tắn. Còn đại đế Hy Lạp Alexandros dùng nha đam để chữa vết thương cho binh lính trong những cuộc viễn chinh chiến. Những dòng chữ tượng hình, cho đến hình vẽ lưu lại trên tường ở đền Ai Cập cho thấy cây nha đam được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3000 năm. Cho đến ngày nay Nha Đam đã được chứng minh và khẳng định vai trò, tác dụng cây nha đam trong cuộc sống trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm. Nha đam mọc nhiều ở vùng như Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Nha đam chịu hạn hán, khô nóng rất giỏi. Vì vậy nên chúng được trồng rải rác các tỉnh thành ở Việt Nam để làm thuốc hay làm cây cảnh.

Những thành phần hóa học của cây Nha đam

Chất nhựa trong suốt trong nha đam khi cô đặc lại có màu đen. Phân tích thành phần nhựa lấy từ lá nha đam, cho thấy một số chất sau. + Axít amin (tối thiểu 23 loại), vitamin (gồm có B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E), có chứa một số khoáng tố vi lượng (Na, K, Fe, Ca, P, Cu, Zn, Mn, Mg, Cr). + Các Monosaccharid, Polysaccharid như: Cellulose, rhamnose, glucose, aldopentose, xylose, galactose, mannose, arabinose và acemannan, có tác dụng kháng virút, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. + Prostaglandin và axít béo chưa bão hoà: Axít gama linolenic nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng, làm lành vết thương, giúp mau lên da non. + Các Enzym: Có lợi cho hệ tiêu hoá giúp ăn ngon, làm thuốc bổ: Lipaza, oxydaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza…. + Nhóm chất anthraglycoside Anthraquinon: Có khả năng chống oxy hoá, nhuận trường, giúp giải độc, chống táo bón…

Xem thêm  Nha đam (lô hội): 10 công dụng khỏe đẹp toàn diện - Hello Bacsi

Những công dụng giúp hỗ trợ và điều trị bệnh như:

Cây Lô Hộ

1. Giúp kháng khuẩn

Theo nghiên cứu gần đây chứng minh nhựa nha đam giúp sát khuẩn, gây tê. Có thể dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Nhựa nha đam có thể làm êm dịu vết thương khi phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm căn hay chích, do bị chai cứng, bị rám nắng. Nhựa nha đam có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu. Nhũ dịch bào chế từ nha đam dùng chế bến thuốc trị eczema hay mụt nhọt, làm nhanh kéo da non ở vết thương. Dịch tươi của nha đam còn có tính kháng khuẩn lao

2. Giúp làm lành vết thương

Nhiều nghiên cứu cho thấy thạch trong lô hội có khả năng làm lành vết thương, chỗ loét, vết bỏng. Đắp thạch lô hội vào vùng cần chữa, sẽ giúp làm lành vết nhanh hơn.

3. Trị viêm loét dạ dày

Uống nhựa tươi lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng nhựa tươi lúc bụng không có thức ăn giúp làm lành vết viêm loét dạ dày.

4. Trị bệnh ngoài da

Nha đam tươi giúp làm săn da, giúp xe khít lỗ chân lông. Bôi nhựa tươi lên mặt có tác dụng ngừa nám, mịn da, ngăn ngừa mụn…

5. Phòng ngừa sỏi niệu

Các anthraquinon kết hợp với ion canxi trong nước tiểu thành hợp chất tan và được đưa ra ngoài theo đường nước tiểu.

Xem thêm  Bài thuốc từ cây nha đam - Sở Y tế Nam Định

6. Bệnh xơ gan cổ trướng

Lấy một nắm cây Nha Đam gọt bỏ phần gai hai bên lá; nửa lít mật ong nguyên chất. Rồi cho tất cả vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần dùng 15 phút trước bữa ăn, mỗi lần uống chừng 20 ml. Uống liên tục trong 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, Nha Đam còn có thể hỗ trợ điều trị bênh tiểu đường, cao huyết áp

7. Bệnh tiểu đường, cao áp huyết

Có nhiều cách dùng: + Lấy nha đam gọt bỏ phần có gai hai bên lá, đun nước sôi để nguội. Rồi bỏ tất cả vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần. Mỗi lần uống khoảng 1 muỗng canh. + Lấy Nha Đam nấu sôi để nguội. Uống nước, ăn lá đã nấu chín, 1 ngày ăn 3 lần. Mỗi lần dùng 1 muỗng canh. Mỗi ngày lấy từ 1, 2 lá nha đam gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày dùng 3 lần, dùng trong nhiêu tháng sẽ đem lại kết quả. Người cao huyết áp, không bị tiểu đường có thể ăn thêm với đường hay đường phèn. Với người tiểu đường nhưng không cao huyết áp thì có thể ăn thêm với muối.

9. Trị mụn

Mỗi ngày dùng 200g nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông nhỏ rồi cắt rời ra, dùng 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong rồi cho đá đập nhỏ vào để ăn Hoặc dùng 500 ml cốt nha đam, 200 ml mật ong đen đi trộn đều, để tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 3 muỗng canh dùng trước bữa ăn

Xem thêm  [TƯ VẤN] Uống nha đam mỗi ngày có tốt không? Cách chế biến nha

Tác dụng làm đẹp

Do Nha Đam có nhiều đặc tính kỳ diệu, nên các nhà y dược học đã nghĩ đến nhiều loạn mỹ phẩm được chế tạo từ nhựa cây Nha đam giúp tạo ra nhiều loại kem dưỡng da, do pH của gel nha đam giống với độ pH của da cho nên chúng có tác dụng làm cho da tươi tắn và điều hòa độ axít của da. Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều hãng mỹ phẩm lấy ngay chính tên Aloe vera làm thương mại cho kem chống nắng, dầu gội, dưỡng da,dầu khử mùi hôi, chất có tác dụng xà phòng, chống mốc, dầu cạo râu…

Làm thực phẩm

Trong thực phẩm, cây nha đam dùng để ăn tươi cùng đường hay dùng để nấu chè. Có nơi còn dùng nha đam nấu canh. Cây nha đam còn được dùng làm chất đông kết, tạo sánh cho rất nhiều món ăn.

Cách chế biến

Khi ăn nha đam tươi, chúng ta cần làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam. Rồi đen rửa sạch dưới vòi nước cho đến khi giảm nhớt, cắt nhỏ, ăn sống, xay nước hay nấu chè đều dễ ăn. Dùng mỗi ngày chỉ 10 đến 20g. Chọn bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt vỏ, rồi đem rửa sạch với nước, nên ăn ngay hoặc có thể bao quản trong tủ lanh. Có thể dung lâu dài với liều lượng thấp sẽ không gây hại.

Đối tác cung cấp Nha Đam tươi cho Trivie, đến từ tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam

Từ hôm nay, bạn đã thêm lựa chọn là bột nha đam, cho những bữa ăn tiện lợi và đầy đủ chất dinh dưỡng 🙂