Peel da là gì? Có tốt không? Tác dụng của peel da

Thời gian đầu khi peel da thường khá nhạy cảm, dễ bị mẩn đỏ. Nhưng nếu bạn xây dựng một chu trình chăm sóc, phục hồi da đúng cách và phù hợp thì hoàn toàn không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.

Những đối tượng thích hợp áp dụng phương pháp peel da:

  • Người có nền da dày, sần sùi, thô nhám, lỗ chân lông to.
  • Người có nhiều mụn ẩn.
  • Các trường hợp có nền da không đều màu, thâm sạm, nhiều đốm sắc tố (nám, tàn nhang) và bị lão hóa.

Peel da có mấy loại? Các cấp độ peel da bạn nên biết

Có 3 cấp độ peel da:

  • Peel da nông: Có tên khoa học là superficial peel. Peel da tầng nông là cấp độ nhẹ nhàng nhất trong tổ hợp các phương thức peel da. Thực hiện theo cơ chế đưa hoạt chất tác động trực tiếp vào tầng thượng bì của da. Từ đó giải quyết hầu như tất cả các khuyết điểm tồn đọng trên bề mặt nền da. Peel da nông có công dụng tương tự như hình thức tẩy tế bào chết thông thường.
  • Peel da trung bình:Có tên khoa học là medium-depth peel. Hoạt động bằng cách đưa các hoạt chất acid peel vào sâu trong lớp biểu bì da. Sự tác động này sẽ khiến các tế bào già cỗi được lấy đi nhẹ nhàng. Chỉ sau vài ngày, các tế bào chết sẽ được lấy đi nhanh chóng, hình thành một lớp da mới mịn màng và ít khuyết điểm hơn. Đây cũng được xem là một trong những phương thức giúp làn da trở nên trắng sáng một cách tiết kiệm thời gian nhất.
  • Peel da sâu: Có tên khoa học là deep peel. Hình thức điều trị này sẽ đưa hoạt chất vào sâu đến tầng hạ bì của da. Một khi các hoạt chất được tạo điều kiện “xâm nhập và tác chiến” với các dấu hiệu: lỗ chân lông to, nếp nhăn, thâm sạm, nám da, vấn đề liên quan đến sắc tố,… Làn da sau điều trị của bạn sẽ trở nên hoàn hảo đến bất ngờ. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức peel da sâu, bạn cần có kiến thức về điều trị và cả phục hồi da sau peel thật sự vững vàng. Một lời khuyên chân thành dành cho bạn chính là hãy nên thăm khám và nhận tư vấn, chỉ định từ các y bác sĩ da liễu chuyên khoa trước khi quyết định thực hiện peel da sâu.
Xem thêm  13 cách để cải thiện cuộc sống của bạn

 

3 cấp độ cơ bản: Peel da nông - Peel da trung bình - Peel da sâu
Có 3 loại cấp độ cơ bản trong peel da: Peel da nông – Peel da trung bình – Peel da sâu (Nguồn: Internet)

Các hoạt chất sử dụng trong peel da là gì?

Theo chu kỳ sinh học cơ bản của con người, những tế bào da hư tổn sẽ được thay thế bằng các tế bào mới sau mỗi 28 – 30 ngày. Vì thế, bản chất của phương pháp peel da là sự thúc đẩy quá trình thay da diễn ra an toàn và sớm hơn. Một số hoạt chất thường sử dụng trong peel có thể kể đến như:

  • Alpha Hydroxy Acid (AHA):Thuộc nhóm axit gốc nước, có chiết xuất từ những thực phẩm thiên nhiên quen thuộc có thể kể đến như: sữa chua, mía đường, cam, quýt, táo,… Làm tốt công năng tẩy tế bào da chết, trị nám, trị mụn và hỗ trợ điều trị sẹo hiệu quả.

AHA hoạt động trên da

AHA trong peel da là hoạt chất gì? (Nguồn: Internet)

  • Salicylic Acid (BHA): Thuộc nhóm axit gốc dầu, không bị cản trở bởi môi trường dầu nên có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ làm sạch dầu thừa và bã nhờn, giảm bít tắc cổ nang lông. Từ đó hiệu quả vượt trội trong việc điều trị mụn sưng và kháng viêm tại chỗ vô cùng tốt.

BHA hoạt động trên da

BHA trong peel da là hoạt chất như thế nào? (Nguồn: Internet)

  • Acid Tricloacetic (TCA): Thuộc loại axit hữu cơ, thực hiện tốt công năng tái tạo cấu trúc da mới, hỗ trợ trẻ hóa làn da, cải thiện tình trạng nếp nhăn và các hắc sắc tố trên da hữu hiệu. Acid Tricloacetic (TCA) dùng trong peel trung bình hoặc peel sâu với nồng độ tương ứng lần lượt là 40% đến 50%. Sẽ mang đến tác dụng đặc biệt trong việc điều trị nám, tàn nhang, sẹo thâm do mụn để lại, làm trắng da và cải thiện sắc tố da hiệu quả.
Xem thêm  8 cách làm mặt nạ lột mụn tại nhà đơn giản mà hiệu quả không ngờ
TCS hoạt động trên da
TCA trong điều trị peel da sẽ có công dụng như thế nào? (Nguồn: Internet)
  • Retinol: Retinol đã từ lâu luôn được đánh giá cao là hoạt chất hỗ trợ “sửa chữa” các vấn đề bề mặt da hiệu quả. Là dẫn xuất của vitamin A với nhiều công dụng vượt trội đã được khoa học kiểm chứng: trị mụn, trị nám, tàn nhang cũng như những vấn đề lão hóa,…

Retinol hoạt chất hỗ trợ “sửa chữa” các vấn đề bề mặt da hiệu quả

Retinol đã từ lâu luôn được đánh giá cao là hoạt chất hỗ trợ “sửa chữa” các vấn đề bề mặt da hiệu quả (Nguồn: Internet)

Tác dụng của peel da

Peel da là một liệu pháp làm đẹp phổ biến, giúp loại bỏ tế bào da chết trên bề mặt da, làm sáng da, giảm nám, tàn nhang, và mờ vết thâm. Tùy thuộc vào loại peel và cường độ, tác dụng của nó có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Peel da còn giúp kích thích sự tái tạo tế bào da mới, làm săn chắc làn da, giảm nếp nhăn, và cải thiện vẻ tổng thể của làn da. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ, việc thực hiện peel da nên được thực hiện bởi các chuyên gia da liễu chuyên nghiệp. Trước khi quyết định peel da, bạn nên thảo luận kỹ với chuyên gia để đảm bảo rằng liệu pháp này phù hợp với tình trạng da của bạn.

Có nên peel da tại nhà hay không?

Việc peel da tại nhà có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ đáng chú ý. Da mẩn đỏ là một hiện tượng phổ biến xảy ra ngay sau khi peel, và tình trạng này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào cường độ tẩy da chết và hợp chất sử dụng. Ngoài ra, việc peel da không đúng cách hoặc sử dụng acid peel với nồng độ cao có thể gây sẹo trên da. Sự kết hợp không đúng của các thành phần hóa học trong peel cũng là một nguy cơ tiềm ẩn. Hơn nữa, peel da tại nhà nếu thực hiện không đúng cách có thể gây nhiễm trùng da, bao gồm nhiễm trùng bởi nấm hoặc vi khuẩn, và thậm chí virus herpes.

Xem thêm  6 lợi ích đáng ngạc nhiên từ gội đầu dưỡng sinh Trung Hoa

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho da của bạn, việc peel da tại nhà chỉ nên được thực hiện sau khi đã nắm vững kiến thức và tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu. Việc này đặc biệt quan trọng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn và đảm bảo bạn có làn da khỏe mạnh và rạng ngời sau quá trình peel.

Qua bài viết này, mong rằng bạn đã hiều được sơ lược cơ bản nhất về Peel da, chúc bạn tìm được phương pháp đúng ý mình và đạt hiệu quả tốt nhé.