Nặn mụn xong làm gì để không bị thâm?

Đối với nhiều người nặn mụn là một trong những thói quen giúp cho da nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu. Tuy nhiên nặn mụn xong làm gì để không bị thâm thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu những bước giúp bạn hạn chế được những vết thâm sau khi nặn mụn nhé.

1. Những loại mụn nào được phép nặn?

Mụn là tên gọi chung cho nhiều loại mụn khác nhau. Mụn đúng là cần phải nặn nhưng không phải mụn nào cũng có thể nặn được. Bạn cần chọn đúng loại mụn, đúng thời điểm để nặn nó sẽ giúp giảm nguy cơ bị thâm da khó điều trị.

1.1. Loại mụn được nặn

Nhiều người nhìn thấy mụn trồi lên da là nặn bất chấp chẳng cần biết nó là mụn gì và đã đến lúc nặn hay chưa. Trước khi quyết định nặn mụn, bạn cần quan sát nốt mụn của mình. Chỉ khi nào nốt mụn của bạn có những dấu hiệu sau đây bạn mới được phép nặn.

Nặn mụn già cồi

 

  • Nốt mụn nhỏ, không bị lớn, sưng hoặc viêm.
  • Mụn đã già, cồi mụn đã khô, nhân mụn đã nổi thấy rõ.

Chỉ khi nốt mụn có những dấu hiệu trên thì bạn mới nên nặn chúng. Điều này sẽ giúp cho bạn hạn chế tối đa việc sưng viêm nốt mụn. Đồng thời cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị thâm sẹo sau mụn.

1.2. Loại mụn không nên nặn

Có một số loại mụn mọc trên da nhưng dù bất cứ lý do nào bạn cũng không được phép nặn:

  • Mụn đang bị sưng đỏ: Nếu như những nốt mụn của bạn đang gặp vấn đề sưng đỏ. Cần tuyệt đối hạn chế một cách tối đa việc nặn mụn trên da. Những vị trị đang bị sưng viêm này nếu như bị tác động, trầy xước… thì rất dễ bị nhiễm trùng. Từ đó khiến cho tình trạng da bạn trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Mụn viêm, mụn bọc
Không nên nặn mụn viêm, mụn bọc,…
  • Mụn viêm, mụn bọc: Tương tư như các nốt mụn đang sưng đỏ. Bạn cũng không nên nặn mụn viêm, mụn bọc ở trên da. Những nốt mụn viêm , mụn bọc này thường chứa bên trong lượng dịch, mủ, vi khuẩn… Nếu như không cẩn thận, những vi khuẩn, mủ, dịch… này sẽ lan ra và khiến cho vùng da bị mụn lan rộng hơn nữa.
  • Các loại mụn không có đầu mụn: Đối với các nốt mụn không đầu ( mụn ẩn ) này thì việc nặn mụn chắc chắn sẽ phải sử dụng các công cụ để trích mụn. Điều này sẽ có thể khiến da bị tổn thương và tạo thành những vết sẹo trên da. Ngoài ra, nếu không tới các cơ sở thẩm mỹ mà tự ý nặn thì nguy cơ không đảm bảo vệ sinh, gây nhiễm trùng da là rất cao.

Với những trường hợp này, bạn cần phải có những biện pháp điều trị thích hợp khác như dùng kem, thuốc kích đầu mụn trồi lên. Hoặc bạn cũng có thể làm cho mụn xẹp xuống từ từ. Bạn không nên cứ thấy mụn là nặn vì đây là những loại mụn nếu nặn xong sẽ làm cho da bạn bị thâm, khó điều trị.

2. 4 bước nặn mụn đúng cách không để lại thâm sẹo

Trước khi giải đáp câu hỏi “Nặn mụn xong làm gì để không bị thâm?” thì ta cần biết được các bước nặn mụn đúng cách. Mụn không phải chỉ dùng tay hoặc dụng cụ nặn mụn nặn là được mà còn cần phải biết cách. Nặn mụn đúng cách giúp cho da bạn không bị sưng đỏ, da không bị tổn thương và hơn hết là không bị thâm về lâu về dài.

Xem thêm  TOP 15+ Sữa Rửa Mặt Cho Da Khô Dưỡng Ẩm Hiệu Quả Nhất 2023

Thực hiện đúng và đủ các bước sau sẽ giúp cho việc nặn mụn của bạn không đau. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị thâm sẹo một cách tối đa.

Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
  • Vệ sinh tay, dụng cụ nặn mụn: Đây là bước quan trọng nhất và cũng là bước bạn nên làm đầu tiên. Việc giữ tay và các dụng cụ nặn mụn vệ sinh sẽ làm giảm nguy cơ khiến da bị nhiễm khuẩn. Từ đó tình trạng mụn sẽ không bị nặng, sưng viêm cũng như da sẽ không bị nhiễm trùng.
  • Vệ sinh thật sạch vùng da chuẩn bị năn mụn: Việc vệ sinh này cũng sẽ giúp bạn tránh được những viêm nhiễm không đánh có. Bên cạnh đó, vệ sinh vùng da bị mụn cần nặn giúp bạn thấy rõ nốt mụn. Tránh việc nặn sai hoặc nặn nhầm các nốt mụn vẫn đang sưng viêm khác.
  • Nặn mụn đúng cách và nhẹ nhàng: Bạn có thể sử dụng tay hoặc dụng cụ nặn mụn đã được vệ sinh, khử trùng. Ấn một lực vừa phải vào xung quanh nốt mụn cần nặn. Khi xuất hiện nhân mụn, cồi mụn bạn có thể nhấn thêm chút lực để nhân mụn ra hết.
  • Sử dụng nhíp gắp nhân mụn: Sau khi nhân mụn ra ngoài, bạn có thể dùng nhíp để gắp nhân mụn. Sao cho lấy hết được nhân mụn trên da, không để sót lại. Nhân mụn còn sót lại có thể sẽ tiếp tục phát triển thành mụn, thậm chí có thể ẩn sâu dưới da hơn.
  • Dùng tăm bông, băng gạc: Sau khi đã lấy được nhân mụn, bạn sử dụng tăm bông hoặc gạc thấm hết các dịch, máu… tồn đọng ở nốt mụn hoặc xung quanh mụn. Điều này sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa nguy cơ da bị sưng tấy cũng như mụn bị lây lan ra vùng da khác.

3. Nặn mụn xong làm gì để không bị thâm?

Muốn sau khi mụn nặn xong da không bị thâm, bạn cần phải có những mẹo riêng để giảm tổn thương trên da cũng như thúc đẩy quá trình làm lành của da:

3.1. Rửa sạch vùng da vừa nặn mụn

Đây là một trong những bước quan trọng nhất giúp không bị thâm sau khi nặn mụn. Việc rửa sạch da mặt sẽ làm cho vùng da mụn sạch sẽ, không bị dây hay lan rộng các dịch, mủ… Từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan mụn một cách tối đa. Đồng thời vết mụn nặn trên da sẽ không bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Ở bước này, bạn chỉ nên sử dụng nước chứ không nên dụng các loại sữa rửa mặt, xà phòng. Các chất tẩy rửa có thể làm xót, khiến cho da bị tổn thương nặng thêm nữa.

3.2. Chườm đá lạnh điểm giảm sưng viêm

Chườm đá giảm sưng viêm sau nặn mụn

Sau khi rửa sạch vùng da vừa nặn mụn thì một việc làm mà bạn nên thực hiện đó là chườm đá. Đá lạnh sẽ giúp cho vùng da vừa nặn mụn không bị sưng tấy, đau đớn. Đồng thời đá lạnh sẽ giúp cho da không bị đỏ sau khi đã nặn mụn. Từ đó giảm thiểu nguy cơ bị thâm sau khi nặn mụn xong.

Xem thêm  Kem Chống Nắng ANESSA Dạng Sữa Dịu Nhẹ 60ml

3.3. Dùng thêm các sản phẩm bôi da trị mụn, thâm

Một trong những câu trả lời cho câu hỏi “Nặn mụn xong làm gì để không bị thâm?” đó chính là sử dụng các sản phẩm bôi da. Với những loại kem, gel bôi thì vùng da mụn vừa nặn của bạn sẽ như được tăng cường một lớp bảo vệ. Đồng thời, các dưỡng chất trong các sản phẩm này sẽ thẩm thấu sâu vào da. Từ đó giải quyết các vấn đề viêm, sưng hay thâm chí là thâm mụn.

Một trong những sản phẩm bôi da được rất nhiều bạn nữ tin dùng thời gian qua đó chính là Decumar. Sử dụng Decumar, bạn sẽ không còn phải quá lo lắng tới việc thâm sau khi nặn mụn. Da được bổ xung dưỡng chất giúp ngăn ngừa vết thâm từ các thành phần từ thiên nhiên.

  • Nano curcumin: Hoạt chất siêu thẩm thấu làm giảm viêm sưng đỏ cho vị trí nặn mụn. Đồng thời Nano Curcumin còn diệt khuẩn, thúc đẩy các tế bào tự chữa lành và ngăn ngừa thâm mụn xuất hiện.
  • Chiết xuất lá chanh sim: Hạn chế tối đa lượng dầu tiết ra. Từ đó giảm thiểu nguy cơ mụn quay trở lại.
  • Tinh chất hành tây đỏ: Giúp da tăng sinh Collagen. Nhờ vậy vị trị nặn mụn nhanh chóng lành lại. Đồng thời phòng ngừa nguy cơ bị sẹo lồi lõm.
  • Chiết xuất nha đam và vitamin E: Nuôi dưỡng và phục hồi da sau khi nặn mụn. Cùng với đó, Vitamin C có trong nha đam sẽ giúp cho da sáng mịn, đều màu hơn.

Cách sử dụng Decumar cũng hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh da, bôi một lớp mỏng Decumar lên da. Để cho gel khô tự nhiên ở trên da, sau đó thì rửa lại với nước sạch. Tần suất sử dụng sẽ là 3-4 lần/ngày.

3.4. Bổ xung dưỡng chất cho da bằng các công thức tự nhiên

Khi sử dụng thêm các công thức tự nhiên, da của bạn sẽ được bổ xung một lượng lớn dưỡng chất. Lượng dưỡng chất này rất tốt cho da mà lại vô cùng an toàn. Nhờ vậy da của bạn sẽ khỏe mạnh hơn hẳn, từ đó cải thiện các tình trạng da. Trong đó có cả những vết thâm sau khi nặn mụn.

Một số nguyên liệu chăm sóc da thường được sử dụng để ngăn ngừa thâm có thể kể đến.

  • Dầu dừa: Thành phần của dầu dừa có chứa rất nhiều Vitamin E dạng Toco-trienol. Bên cạnh đó còn nhiều các Acid như Acid Lauric, Acid Liloleic và Acid Caprylic. Đây đều là các loại Acid có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Nhờ vậy hạn chế và giảm sưng tấy sau khi nặn mụn cho da.
  • Nha đam: Như đã kể ở trên, trong nha đam có rất nhiều Vitamin C. Đây là tác nhân giúp làm trắng da, làm hết thâm sẹo một cách nhanh chóng. Do vậy, sử dụng nha đam sẽ là cách giúp bạn nặn mụn xong không bị thâm hiệu quả.
  • Bột yến mạch: Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cùng nhiều Vitamin B, E… Bột yến mạch giúp làm sạch da đồng thời giúp cho da tái tạo nhanh chóng. Từ đó những vết thâm, sẹo sau khi nặn mụn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.
  • Rau diếp cá: Sử dụng rau diếp cá trị mụn thâm là một trong những cách được khá nhiều người áp dụng. Trong rau diếp cá cũng có nhiều các loại Vitamin, dưỡng chất khác… Từ đó cải thiện tình trạng da, làm giảm thâm trên da của bạn.
Xem thêm  Số đo 3 vòng chuẩn của nữ là gì? Cách sở hữu vóc dáng đạt chuẩn

3.5. Có cho mình một chế độ ăn hợp lý

Ngoài việc áp dụng các công thức điều trị ngoài da thì việc bổ xung dưỡng chất cho cơ thể cũng là một điều mà bạn cần lưu ý. Các loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin, các dưỡng chất làm cho da nhanh chóng trắng sáng. Đồng thời các dưỡng chất còn góp phần quan trọng khi mà ngăn ngừa mụn trên da hiệu quả.

chế độ ăn healthy hợp lý

Một số loại thực phẩm nên sử dụng như các loại rau, hoa quả… Cùng với đó là các thực phẩm chứa nhiều kẽm như gan, hạnh nhân, đậu… Bên cạnh đó, bạn cần tránh các món ăn cay, nóng hay các món ăn dầu mỡ nhiều. Các đồ uống có ga, chứa nhiều caffein… cũng nên sử dụng hạn chế.

3.6. Bảo vệ da khỏi các tác động môi trường

Việc giữ cho da tránh khỏi các tác động môi trường cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà bạn nên thực hiện. Các tác động môi trường như nắng, bụi, gió… sẽ khiến cho tình trạng mụn nặng hơn. Cùng với, đó nắng có thể khiến cho vết thâm mụn trở nên thâm hơn, cứng đầu hơn.

Chính vì vậy, khi ra ngoài bạn nên che chắn da cẩn thận. Kết hợp với việc sử dụng các loại kem chống nắng. Từ đó cải thiện da cũng như bảo vệ da khỏi các tác động môi trường một cách tối đa.

4. Phải làm sao nếu nặn mụn bị vỡ?

Nhiều trường hợp do nốt mụn chưa chín già hoặc trong lúc nặn chúng ta quá mạnh tay làm cho nốt mụn bị vỡ. Trong trường hợp này, bạn cần bĩnh tĩnh xử lý để có thể làm sạch mụn mà không gây hại cho da. Bạn cần:

  • Lấy hết phần nhân mụn còn lại, không được để sót lại trong lỗ chân lông
  • Nặn cho ra hết máu và dịch bị vỡ, không để nó tồn đọng
  • Trong trường hợp máu chảy ra nhiều, bạn nên sát trùng và dùng bông băng, băng cá nhân băng lại một lúc sẽ hết
  • Trong trường hợp mụn sau khi nặn gây viêm, đau, bạn nên dùng thuốc uống giảm đau, giảm viêm.
  • Nếu sau khi nặn mụn khoảng 1 ngày mà da bạn cứ bị viêm hoặc sưng. Bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

Hy vọng với những lưu ý, mẹo trên đây, bạn đã có thêm kiến thức cũng như có lời giải đáp cho câu hỏi “Nặn mụn xong làm gì để không bị thâm?”. Từ đó nhanh chóng cải thiện làn da của bạn trở nên trắng sáng, mịn màng trong thời gian ngắn.