GIẢI MÃ TỪ A-Z CÔNG DỤNG CÁC LOẠI CỌ TRANG ĐIỂM

Đều là trợ thủ đắc lực để tạo nên các đường nét sắc sảo trên gương mặt, nhưng mỗi loại cọ trang điểm đều có chức năng riêng biệt. Bạn đã biết tên và cách sử dụng chúng chưa, cùng rảo qua “chợ cọ” sau đây nhé!

Lần đầu tiên xem những clip dạy trang điểm, chắc chắn bạn sẽ phát hoảng ngay với số lượng cọ mà những cô nàng beauty blogger sử dụng. Và nếu để ý kỹ, hầu hết trên bàn của những cô gái này luôn xuất hiện một bộ cọ siêu hoành tráng khiến bạn thắc mắc liệu có cần thiết để đầu tư hay không? Cũng như có thể sử dụng một cây cọ trang điểm thay thế cho toàn bộ các bước trang điểm? Đừng lo lắng, hãy để bài biết này giải đáp câu trả lời này thay bạn nhé!

Cọ trang điểm có thật sự cần thiết?

Có rất nhiều cô nàng khi mới tập tành trang điểm, đôi lúc sẽ ái ngại và không biết tại sao phải cần dùng đến cọ khi dùng tay trang điểm vừa tiện lợi lại tiết kiệm một khoản chi phí hơn rất nhiều. Hơn nữa một bộ cọ phải hơn mười cây có kích thước to nhỏ khác nhau lại không hề ghi rõ công dụng khiến bạn boăn khoăn không biết từng loại cọ sẽ phục vụ cho nhu cầu trang điểm nào.

Bộ cọ trang điểm Lydia Professional 24 cây
Bộ cọ trang điểm Lydia Professional 24 cây

Thế nhưng, ngón tay của bạn có mềm đến đâu cũng không thể tán đều kem được. Hơn thế, tay bạn còn chứa nhiều vi khuẩn, khi tiếp xúc lên mặt sẽ rất dễ để lại bụi bẩn, gây mụn.

Đó chính là lý do cọ trang điểm ra đời. Cọ trang điểm là dụng cụ đắc lực không chỉ giúp tán đều kem nền, phấn phủ, dễ dàng thao tác hơn khi trang điểm mà còn đảm bảo vệ sinh cho mỹ phẩm, và sức khỏe làn da.

Xem thêm  Đắp Mặt Nạ Xong Có Nên Rửa Mặt Không? Cách Đắp Mặt Nạ Đúng Cách

Chọn cọ trang điểm: Tự nhiên hay Tổng hợp?

Cọ trang điểm tự nhiên có lông cọ được lấy từ lông dê, sóc, chồn hay ngựa,… Sợi lông tự nhiên thường không đồng đều về màu sắc, kích thước lông to nhỏ khác nhau. Với công đoạn sơ chế phức tạp, cấu tạo xếp chồng lên nhau gần giống với tóc người, tạo khe hở li ti, nên cọ giúp cho sản phẩm trang điểm dễ dàng bám dính vào lông cọ, làm màu sắc hay bột phấn lên màu nhanh hơn khi trang điểm. Loại cọ này thường được sử dụng để làm cọ phấn phủ, cọ má hồng hay cọ màu mắt.

cọ lông thú thật

(Ảnh: Internet)

Cọ trang điểm tổng hợp thường được sản xuất từ sợi nylon và một vài loại sợi tơ nhân tạo. Với giá thành rẻ hơn, các sợi lông đều và mảnh, bề mặt cọ láng mịn nên độ bám dính sản phẩm vào cọ tương đối thấp. Tuy nhiên, cọ nhân tạo lại dễ dàng được giặt sạch, nhanh khô và thời gian sử dụng bền hơn.Loại cọ này thường được sử dụng với sản phẩm dạng lỏng, dạng kem như kem nền, che khuyết điểm, gel viền mắt, son môi.

cọ sợi synthetic

(Ảnh: Internet)

Công dụng của từng loại cọ

Để lựa chọn loại cọ trang điểm phù hợp, bạn cần hiểu nhu cầu sử dụng của bản thân cũng như tìm hiểu công dụng thật sự của từng loại nhé!

1. Cọ tán kem nền (Foundation Brush)

cọ tán kem nền

Đối với cọ nền, bạn nên chọn loại cọ có đầu tròn đều, các sợi lông dày và tạo thành đường vòm. Kết cấu sợi lông chặt, lông cọ mềm mịn để có thể dễ dàng tán các loại foundation và concealer lên da. Cọ thoa kem nền giúp bạn thoa kem đều hơn, mịn hơn, khiến lớp nền của bạn nhìn mềm mại và láng mượt hơn rất nhiều.

Xem thêm  5 bước trang điểm mắt đơn giản chỉ trong 3 phút

2. Cọ phấn phủ (Powder Brush)

cọ phủ phấn

Sở hữu một cây cọ phấn phủ bạn sẽ tiết kiệm được cho mình kha khá phấn trang điểm trong khi hiệu quả đạt được sẽ cao hơn – phấn phủ đều và gương mặt trông sẽ tự nhiên hơn. Bạn nên chọn cọ có tán rộng, tròn và mềm với sợi lông tự nhiên để dễ dàng tán phấn.

3. Cọ má hồng (Blush Brush)

cọ má hồng

Để kiểm soát tốt phần phấn đánh trên má tránh không bị quá đậm hoặc không đều màu, bạn cần lựa chọn cọ má với tán mềm và tròn, sợi lông thưa, giúp phấn không bám quá nhiều lên cọ, giúp bạn tránh việc đánh phấn má ‘quá tay’.

4. Cọ tạo khối (Kabuki brush)

cọ má hồng, bronzer

cọ tạo khối contour, highlight

Gương mặt của bạn sẽ trở nên sáng bừng, rõ nét hơn với những cây cọ tạo khối. Sự thật là bạn không thể tạo khối bằng bông mút nên vì thế cây cọ này vô cùng quan trọng trong việc trang điểm. Hãy chọn cọ có lớp lông mềm, có thể tán đều lớp phấn, tạo những đường nét góc cạnh trên gương mặt khi sử dụng sản phẩm tạo khối dạng kem. Và dùng cọ đầu dẹt, mỏng để lượng phấn bột được phân phối đều toàn bộ gương mặt với lớp phấn mỏng nhẹ, mịn màng.

5. Cọ đánh phấn mắt (Eyes Shadow Brush)

cọ mắt, cọ che khuyết điểm

Đây là loại cọ thường bị quên lãng vì nhiều phái đẹp có thói quen sử dụng ngón tay thay vì đánh bầu mắt bằng cọ. Nhưng bạn có biết rằng, sử dụng cọ này bạn dễ kiểm soát các đường nét trên mắt mình, linh hoạt và tán phấn đều hơn. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng phủ phấn thật đậm hoặc thật nhạt mà không gặp nhiều khó khăn. Cọ có đầu nhỏ, dẹt và cứng vừa phải dùng để phủ phấn lên mắt lên toàn bộ bầu mắt và mí mắt.

Xem thêm  Nước Tẩy Trang Bioderma Xanh Lá Cho Da Dầu Mụn

6. Cọ tán phấn mắt (Eyes Crease Brush)

cọ tán bầu mắt, cut crease

Nếu bạn ưa chuộng phong cách trang điểm với đôi mắt là điểm nhấn, thì đây là cây cọ không thể bỏ qua. Cọ tán mắt có có đầu oval, lông mềm và dài hơn cọ đánh bầu mắt bình thường. Chúng là loại cọ hoàn hảo để bạn hòa sắc các mảng màu trên bầu mắt mình một cách hài hòa và gọn gàng nhất.

7. Cọ kẻ mắt (Eyeliner Brush)

cọ kẻ line mắt

Đây là cây cọ hữu ích giúp bạn có một đường kẻ mắt mảnh và sắc sảo nhất, đặc biệt là khi bạn sử dụng eyeliner dạng gel. Hãy chọn một chiếc cọ kẻ mắt nhỏ, đầu nhọn để hạn chế mi mắt bạn bị lem khi kẻ mắt.

8. Cọ môi (Lips Brush)

cọ môi

Bạn có thể thoa son trực tiếp lên môi tuy nhiên để đôi môi được sắc nét và quyến rũ cũng như dễ dàng điều chỉnh được màu môi đẹp, đồng đều và không bị lem hãy chọn cho mình một cây cọ với đầu tròn, nhỏ và dẹt.

Bộ cọ trang điểm không chỉ dừng lại ở 9 cây cọ trên, đôi khi bạn sẽ bắt gặp nhiều cây cọ lạ mắt hơn thế. Nhưng đây chính là những cây cọ vô cùng cần thiết mà mình khuyên bạn hãy bỏ túi ngay cho mình để có lớp trang điểm đẹp hoàn hảo.