Quy trình 7 bước chăm sóc da mụn đúng cách
Bước 1: Làm sạch với sữa rửa mặt
Bất kể làn da gì, bước rửa mặt luôn là bước đầu tiên trong mọi quy trình dưỡng da. Dùng sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày giúp loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn gây mụn hoặc khiến tình trạng nổi mụn nặng hơn.
Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc cho da mụn, bạn nên chú ý thành phần có tính dịu nhẹ, không chứa sulfate, không gây kích ứng cho da.
Lưu ý: khi rửa mặt bạn chỉ cần nhẹ nhàng massage da mặt, không nên dùng quá nhiều lực, sẽ dễ làm tình trạng nổi mụn nặng hơn.
Bước 2: Tẩy tế bào chết
Việc loại bỏ các tế bào da chết sẽ hạn chế mức độ xỉn màu, đồng thời giúp cho các tế bào da mới có thể hấp thụ tối đa mọi dưỡng chất ở các bước dưỡng da tiếp theo.
Thực hiện tẩy tế bào chết đều đặn với tần suất hợp lý mỗi tuần giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn, ngăn ngừa các đợt bùng phát mụn, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da hiệu quả. Khi lựa chọn các sản phẩm dưỡng da cho da mụn bạn nên cân nhắc các sản phẩm tẩy tế bào chết có chiết xuất từ thiên nhiên, chứa ít hạt scrub hoặc các hạt mịn để tránh gây tổn không đáng cho da mặt.
Tham khảo top các sản phẩm hàng đầu đến từ các thương hiệu nổi tiếng: Vichy, Paula’s Choice, Cosrx, A’pieu…tại Beauty với chất lượng chính hãng và nhiều ưu đãi hấp dẫn
Bước 3: Cân bằng da bằng toner
Bước tiếp theo là sử dụng toner. Toner giúp làm sạch sâu thêm lỗ chân lông đồng thời cân bằng lại độ pH tự nhiên cho da. Bước này cũng giúp bạn loại bỏ lượng dầu thừa, giảm tình trạng mụn cám, mụn đầu đen và dưỡng ẩm da.
Lưu ý: Nên dùng toner không chứa cồn sẽ thích hợp hơn cho da mụn và da nhạy cảm.
Khi bị mụn, bạn nên tạm tránh các dòng toner có cồn – Ảnh: Shutterstock
Bước 4: Đắp mặt nạ
Mặt nạ sẽ cung cấp nước, dưỡng chất cho da mặt giúp kích thích quá trình tái tạo và nuôi dưỡng các tế bào mới.
Với da mụn bạn nên lựa chọn các loại mặt nạ có thành phần thiên nhiên như trà xanh, mật ong, lô hội (nha đam),…Và lưu ý, không sử dụng các sản phẩm có chứa cồn
Bước 5: Dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm chính là bước giúp phục hồi, cấp nước và bảo vệ làn da cho bạn.
Nhiều người cho rằng dưỡng ẩm không cần nhiều cho da dầu nhưng ngược lại, tất cả các loại da – kể cả da mụn – đều cần cấp nước hằng ngày. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua bước này. Một lớp kem dưỡng mỏng vào buổi sáng và tối là đủ.
Lưu ý: Khi thoa kem dưỡng ẩm, hãy đợi khoảng 1-2 phút để kem thấm vào da trước khi tiếp tục bước skincare tiếp theo.
Bước 6: Kem chống nắng
Đây là bước rất quan trọng và cần thiết, kể cả hôm đó trời âm u. Nhất là đối với da mụn, nếu không có sự bảo vệ trước ánh nắng thì da càng dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, kem chống nắng giảm nguy cơ lão hóa sớm hoặc ung thư da.
Nếu bạn sở hữu làn da mụn ngại kem chống nắng làm tắc nghẽn lỗ chân lông thì cân nhắc các sản phẩm chứa thành phần kem dưỡng, không có thành phần gây dầu nhờn cũng như không chứa hương liệu.
Bước 7: Sản phẩm trị mụn
Dùng sản phẩm trị mụn vào ban đêm giúp da ít phải tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi, mồ hôi,… từ đó hiệu quả trị mụn và hỗ trợ mờ sẹo sẽ tốt hơn.
Lưu ý: Nên dùng với liều lượng vừa phải theo hướng dẫn hoặc ý kiến bác sĩ. Đừng nên bôi quá nhiều sẽ dễ dẫn đến khô da, trị mụn là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn.
Các sản phẩm đặc trị nên dùng vào ban đêm để phát huy công dụng tối ưu – Ảnh: Shutterstock
Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc da mụn
1. Làm sạch da 2 bước
Để giảm tối thiểu mức độ nổi mụn, da mặt cần phải được loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài.
Bạn nên áp dụng nguyên tắc làm sạch da 2 bước. Đó là, sử dụng sản phẩm tẩy trang, dù bạn có trang điểm hay không, nước tẩy trang sẽ giúp da mặt của bạn được sạch sẽ và sau đó rửa sạch lại bằng sữa rửa mặt.
2. Cấp nước cho da
Da mặt khi bị thiếu nước sẽ kích thích thêm lượng dầu để bù đắp và khiến cho da có cảm giác bị bí bách. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bụi bẩn và tế bào chết trên da mặt sẽ tạo nên môi trường sinh mụn hoàn hảo.
Vì thế bạn nên đảm bảo da mặt được cung cấp đầy đủ độ ẩm vì chúng không những bảo vệ cho da mà còn nuôi dưỡng vào sâu bên trong tế bào giúp làn da thêm tươi sáng và tăng thêm độ đàn hồi cho da.
3. Sử dụng thành phần đặc trị
Trong các sản phẩm chăm sóc da bạn cần chú ý đến một số thành phần chuyên trị mụn như:
Axit salicylic
-
Có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông và giảm viêm nhiễm. Thành phần này khá lý tưởng cho việc điều trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng hay cũng giúp mụn mủ biến mất nhanh hơn.
Benzoyl peroxide
-
Hoạt chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nên có tác dụng tốt nhất cho mụn viêm.
Retinol
-
Giúp tẩy tế bào chết trên da và nhiều tác nhân khác gây nghẽn lỗ chân lông. Retinol cũng có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và là “cơ sở” cho tất cả các dạng trị mụn.
4. Chăm sóc da mụn từ bên trong
Ngoài chăm sóc bên ngoài da mặt, các dưỡng chất bạn hấp thụ từ chế độ ăn uống và tập luyện cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị mụn. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng và xơ không những giúp cho da sạch mụn mà cả việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
5. Không nặn mụn
Tuyệt đối không nặng mụn vì bạn sẽ gây tổn thương cho da mặt có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc để lại những vết thâm sẹo. Ngoài ra, khu vực sau khi bị nặn sẽ cần một thời gian khá lâu để lành hoàn toàn.
6. Vệ sinh dụng cụ trang điểm, vỏ gối
Các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da mặt chúng ta nhưng lại ít khi được vệ sinh kỹ như cọ trang điểm hay vỏ gối đều chứa tạp chất như tế bào chết, bụi bản, dầu nhờn, cặn trang điểm,… chúng là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông và sản sinh thêm mụn.
Các bạn có thể vệ sinh dụng bằng cách rửa sạch các dụng cụ trang điểm bằng xà phòng và nước ấm sau đó phơi khô ở nơi thoáng mát. Còn vỏ gối bạn có thể để vào máy giặt để vừa tiết kiệm thời gian vừa được vệ sinh kỹ càng.
Biết chăm sóc da mụn tại nhà đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm cả về thời gian lẫn tiền bạc trong việc điều trị và ngừa mụn. Quan trọng nhất là giữ vệ sinh da mặt và sử dụng các sản phẩm phù hợp. Trừ khi tình trạng mụn bị viêm nhiễm nặng, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời.
Xem thêm:
Có nên tẩy tế bào chết cho da mụn không?
Review 10 loại toner lành tính cho da dầu mụn
Top 5 serum trị mụn hiệu quả nhất năm 2021