Nguyên nhân gây nổi mụn ở cổ bạn cần biết

Mụn ở cổ cũng rất thường gặp và đôi khi chúng xuất phát từ chính những thói quen hằng ngày mà bạn không để ý. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh hiệu quả.

Những nguyên nhân thường gặp gây nổi mụn ở cổ

Sự thay đổi của hormone

Sự rối loạn hormone trong cơ thể khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc tiền mãn kinh làm cho các tuyến dầu tăng sản sinh bã nhờn, lượng bã nhờn dư thừa này gây bít tắc lỗ chân lông, đồng thời cũng là thực phẩm tốt cho vi khuẩn gây mụn trứng cá ở cổ. Lúc này làn da của chúng ta sẽ “phản ứng” bằng những nốt mụn, phát ban và có cảm giác ngứa rát ở nhiều nơi trên cơ thể, trong đó có vùng da cổ.

Stress kéo dài

Căng thẳng, mệt mỏi là tác nhân hủy hoại da một cách âm thầm, trong đó vùng da cổ cũng có thể bị ảnh hưởng tương tự như da mặt và vùng da lưng. Căng thẳng kéo dài buộc cơ thể sản xuất ra nhiều Cortisol, sẽ nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến làn da, điển hình là mụn.

Không vệ sinh vùng cổ sạch sẽ, đặc biệt là sau những hoạt động tiết nhiều mồ hôi khiến lỗ chân lông bị tắc, lâu dần bị bít lại do tế bào chết và bã nhờn tích tụ

Mụn mọc ở cổ nguyên nhân gì
Mụn trứng cá, đầu đen, mụn sưng đỏ mọc ở cổ gây khó chịu, mất thẩm mỹ.

Không tẩy tế bào chết ở cổ đúng cách

Chúng ta thường chú ý tẩy tế bào chết cho da mặt mà bỏ quên vùng da cổ, nhưng vùng da này cũng dễ bị tổn thương và cũng cần được chăm sóc. Đặc biệt với cánh đàn ông thường có nhiều râu và dùng những loại dao cạo râu hoặc chất bôi trơn khi cạo râu không đúng cách có thể khiến vùng da cổ bị tổn thương và sinh ra mụn.

Xem thêm  Mách bạn 15 bí quyết làm đẹp với dầu oliu từ đầu đến chân

Da bị kích ứng do đeo phụ kiện

Một số loại phụ kiện như dây chuyền và choker, cọ xát vào cổ gây tổn thương da, lâu dần cũng có thể gây mụn, hoặc vùng da cổ bị dị ứng với những chất liệu tư phụ kiện như nhựa, kim loại giả, inox gây kích ứng.

Kích ứng da do đeo phụ kiện
Kích ứng da nổi mụn, nổi mẩn do đeo phụ kiện inox, vàng giả….v.v.

Dị ứng với những loại mỹ phẩm

Kích ứng với những loại mỹ phẩm trang điểm, kem body, kem chống nắng cũng khiến vùng da cổ trở nên bí và gây nổi mụn.

Ô nhiễm môi trường

Ảnh hưởng của khói bụi, ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes phát triển gây mụn ở vùng cổ.

Do tóc và quần áo cọ xát nhiều

Tóc chạm hoặc cọ xát vào cổ, quần áo bẩn tiếp xúc với cổ hoặc khăn quàng cổ quá chật vào mỗi ngày đông cũng có thể gây bít tắc lỗ chân lông, lâu dần sinh ra mụn.

Chế độ ăn uống không điều độ

Chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến da, nếu bạn ăn nhiều những thực phẩm gây mụn như thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt thúc đẩy sinh mụn trứng cá trên da, và vùng da cổ cũng có thể bị ảnh hưởng.

Tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc glucocorticoid bôi da khi uống hoặc bôi vào cơ thể có thể gây rối loạn nhẹ các hormon, từ đó khiến các tuyến bã nhờn dưới da tăng sinh gây mụn. Việc sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài có thể khiến làn da ở ngực, lưng, vai và cánh tay bạn xuất hiện các mụn bị viêm với một ít có nhân mụn, dùng thời gian càng lâu thì tác hại gây mụn càng rõ rệt.

Xem thêm  Làm đẹp với nha đam và mật ong

Khi mụn ở cổ báo hiệu một dạng bệnh lý

Ung thư da

Nếu như bạn quan sát những nốt mụn trên cổ xuất hiện những bất thường như có màu xanh, tím hoặc đỏ như thịt tươi, trông giống như một nhọt nhỏ và lõm ở trung tâm thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da. Hoặc đôi khi loại mụn này cũng lành tính (không gây ung thư) mà chỉ gây khó chịu và phiền nhiễu cho bạn. Vì thế bạn nên để ý những nốt mụn bất thường trên cơ thể mình để đi thăm khám kịp thời, giúp điều trị nhanh chóng và triệt để ung thư da mà không gây biến chứng.

Nhiễm trùng da

Đôi khi bạn có thể nhầm lẫn những vết viêm da thành mụn ở cổ, nếu như thấy chân lông ở cổ hơi sưng đỏ, có cảm giác đau và hình thành mụn mủ nhỏ thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nang lông hoặc đinh nhọt. Nếu bạn điều trị theo phương pháp điều trị mụn ở cổ mà những vết này không thuyên giảm, sau một thời gian các nốt mụn mủ khô và để lại một vảy màu nâu sẫm, tiến triển dai dẳng, hay tái phát thì nên đến bác sĩ kiểm tra để được chẩn đoán đúng bệnh. Loại mụn này phát triển chậm và không đặc biệt nguy hiểm nhưng bạn cần phải điều trị, nếu không có thể gây biến chứng như gây tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết dễ gây tử vong.

Xem thêm  Thực đơn tập gym cho nữ để sở hữu body “chuẩn đét” trong 2 tuần!

Áp-xe cổ

Mụn áp xe ở cổ
Mụn bọc ở cổ gây áp xe cổ

Những loại mụn bọc ở cổ có nguy cơ gây áp xe cổ rất cao. Nếu như bạn thấy vết mụn ngày càng sưng to, vùng da bao phủ ửng đỏ và chạm vào thấy nóng, đau thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu như vùng apxe này không được chữa trị kịp thời sẽ diễn tiến nặng hơn, khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn sẽ gây sốt, mệt mỏi. Ở một mức độ nhất định vết này sẽ vỡ ra có thể làm viêm phúc mạc, nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng máu.

Nguồn: Tổng hợp