Lô hội (Aloe vera) là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của lô hội

Lô hội (Aloe vera) là loại cây khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, nó được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm thông tin về tác dụng, cách dùng cũng như tác dụng phụ của cây lô hội.

Nhiều thế kỷ trước, người ta đã nhận ra rằng lô hội là loài cây có nhiều công dụng tuyệt vời hơn là vẻ bề ngoài xinh đẹp của nó. Theo một bài báo đăng trên trang SAGE Open Medicine, gel và nước ép của cây lô hội đã trở thành một phương thuốc thảo dược phổ biến giúp điều trị nhiều tình trạng sức khỏe, các vấn đề về da và tiêu hóa.

Vậy lô hội là gì? Tác dụng, các dùng của nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

1Lô hội (Aloe vera) là gì?

Lô hội (Aloe vera) là loại cây được đến biết đến với đặc tính chữa bệnh của nó gần 6.000 năm.

Lô hội (Aloe vera) là loại cây được đến biết đến với đặc tính chữa bệnh gần 6.000 năm.Đây là một loại cây giống xương rồng, mọc ở vùng khí hậu khô và nóng.

Theo Trung tâm quốc gia về y học bổ sung và tích hợp (NCCIH) Mỹ, những ngày đầu tiên, lô hội được biết đến với cái tên “cây bất tử” và được dùng tặng cho các pharaoh Ai Cập như một món quà tang lễ. Theo thời gian, nghiên cứu cho thấy nhiều khu vực khác trên thế giới đã sử dụng lô hội, chẳng hạn như Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico và Bắc Mỹ.

Con người từ lâu đã biết về công dụng chữa bệnh của cây lô hội. Qua nhiều năm sử dụng, lô hội còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây bỏng, hoa huệ của sa mạc hay mật voi. Lô hội được sử dụng như bài thuốc dân gian để điều trị vết thương, rụng tóc, trĩ và các vấn đề về tiêu hóa.

Có hai bộ phận hữu ích về mặt y học của cây lô hội. Đầu tiên là lá chứa đầy gel lô hội bên trong; gel này thường được sử dụng trên da để điều trị bỏng và các tình trạng da khác. Gel lô hộicũng được bán trên thị trường ở dạng lỏng hoặc viên nang để uống.

Chất thứ hai mà cây tạo ra đó là mủ lô hội, đây là phần nhựa màu vàng nằm ngay dưới bề mặt ngoài của lá cây. Mủ lô hội có đặc tính nhuận tràng và nó thường được dùng bằng đường uống để điều trị táo bón. Xu hướng mới hiện nay trong cách dùng lô hội chính là tạo ra đồ uống từ loại cây này, chẳng hạn như nước ép lô hội. Nước ép lô hội thường được trộn cũng với nước ép cam quýt để cho hương vị thơm ngon hơn.

Ngày nay, lô hội có cả một ngành công nghiệp đằng sau. Nước ép lô hội được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm và các sản phẩm khác như kem dưỡng ẩm, kem cạo râu, kem dưỡng da chống nắng. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng tìm thấy sản phẩm gel lô hội giúp làm dịu vết cháy nắng được bày bán tại các hiệu thuốc.

Lô hội cũng có sẵn ở dạng bổ sung, các sản phẩm này được cho là mang lại lợi ích cho da và hệ tiêu hóa giống như nước ép hoặc gel lô hội tự nhiên.

2Tác dụng của Lô hội (Aloe vera) với cơ thể

Do đặc tính làm dịu, mát và giữ ẩm tốt nên lô hội thường được sử dụng để chữa các vết bỏng.

Gel lô hội được biết đến nhiều nhất với công dụng giúp làm dịu vết cháy năng và giúp chữa lành vết thương. Những chắc hẳn bạn chưa biết, chậu cây cảnh của gia đình bạn có nhiều tác dụng tuyệt vời hơn thế. Những công dụng đó bao gồm:

Giúp làm giảm ợ nóng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một chứng rối loạn tiêu hóa thường dẫn đến chứng ợ nóng. Một đánh giá năm 2010 cho rằng, thêm 30-80ml gel lô hội vào bữa ăn có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của GERD. Nó cũng có thể làm dịu các vấn đề về tiêu hóa khác [1].

Xem thêm  Địa điểm soi da, chăm sóc da miễn phí uy tín nhất tại Hà Nội & Hồ Chí Minh

Gel lô hội giúp chữa lành vết bỏng

Do đặc tính làm dịu, mát và giữ ẩm tốt nên lô hội thường được sử dụng để chữa các vết bỏng. Một nghiên cứu năm 2013 theo dõi trên 50 người tham gia đã nhận thấy rằng những người dùng gel lô hội để điều trị bỏng bề mặt da, cho kết quả tốt hơn nhóm sử dụng kem sulfadiazine bạc 1% [2].

Nhóm sử dụng gel lô hội cho kết quả lành vết thương và giảm đau sớm hơn. Thêm vào đó, sử dụng lô hội có một ưu thế nữa là ít tốt kém. Mặc dù nghiên cứu thêm là vô cùng cần thiết, nhưng những bằng chứng sẵn có cũng đã chứng minh được rằng gel lô hội giúp ích trong việc chữa lành vết thương do bỏng.

Nếu bạn bị cháy nắng hoặc các vết bỏng nhẹ, hãy thoa gel lô hội vài lần mỗi ngày vào khu vực bị bỏng. Trong trường hợp bị bỏng nặng, hãy đến bác sĩ để nhận được tư vấn trước khi thoa gel lô hội.

Tác dụng của gel lô hội trong chăm sóc răng miệng

Một nghiên cứu năm 2014 được đăng trên Tạp chí Khoa học Y tế Ethiopia, các nhà nghiên cứu nhận thấy chiết xuất gel lô hội có thể trở thành giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả cho các loại nước súc miệng có thành phần hóa học. Với các thành phần tự nhiên và có chứa một lượng vitamin C lành mạnh,nước ép lô hội có thể ngăn chặn được mảng bám [3].

Ngoài ra, nó cũng có thể giúp làm giảm đau nếu bạn bị chảy máu hoặc sưng nướu.

Nước ép lô hội giup giảm lượng đường trong máu

Theo một nghiên cứu, uống 2 muỗng nước ép lô hội mỗi ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Điều này có nghĩa là lô hội có khả năng trở thành một phương án điều trị bệnh tiểu đường trong tương lai [4].

Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường đang dùng thuốc hạ đường huyết nên thận trọng khi bắt đầu sử dụng gel lô hội. Bởi việc dùng song song cả thuốc và nước ép lô hội có thể khiến lượng đường của bạn giảm xuống mức nguy hiểm.

Gel lô hội giúp nhuận tràng hiệu quả

Lô hội được coi là một vi thuốc tự nhiên giúp nhuận tràng hiệu quả.

Lô hội được coi là một vị thuốc tự nhiên giúp nhuận tràng hiệu quả. Một nhóm các nhà khoa học Nigeria đã tiến hành nghiên cứu trên chuột và phát hiện ra rằng lô hội có thể làm giảm táo bón [5]. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã xem xét về việc dùng lô hội và phát hiện sự phát triển của khối u trong ruột già của chuột thí nghiệm [6].

Năm 2002, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các sản phẩm nhuận tràng lô hội không kê đơn phải được loại bỏ khỏi thị trường. Do đó, bạn có thể sử dụng lô hội để giảm táo bón nhưng chỉ nên dùng số lượng nhỏ để đảm bảo an toàn.

Nếu mắc bệnh Crohn, viêm đại tràng hoặc bệnh trĩ, bạn không nên ăn lô hội; nó có thể gây đau bụng dữ dội và tiêu chảy.

Lô hội giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Bổ sung gel lô hội vào khẩu phần ăn có thể mang đến nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa như làm dịu và chữa các bệnh về dạ dày, bao gồm cả hội chứng ruột kích thích (IBS).

Xem thêm  Các lưu ý khi đắp mặt nạ bơ bạn cần tìm hiểu trước khi sử dụng

Một đánh giá năm 2018 đã xem xét 3 nghiên cứu trên 151 người. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy lô hội giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của IBS khi so sánh với giả dược. Không có tác dụng phụ nào được báo cáo, do đó cần thêm nhiều nghiên cứu quy mô lớn hơn để chứng minh tác dụng này của lô hội [7].

Gel lô hội giúp trị mụn

Sử dụng gel lô hộ tươi thoa lên mặt có thể giúp làm sạch mụn. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm chiết xuất từ lô hội được dùng trị mụn trứng cá, chẳng hạn như sữa rửa mặt và kem. Các sản phẩm trị mụn làm từ lô hội có thể ít gây kích ứng da hơn so với các phương pháp trị mụn truyền thống.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2014 cho thấy một loại kem kết hợp thuốc trị mụn thông thường với gel lô hội có hiệu quả hơn đáng kể so với thuốc trị mụn đơn thuần hoặc giả dược trong việc điều trị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình. Trong nghiên cứu này, cho thấy những người dùng kem kết hợp nói trên trong 8 tuần có mức độ viêm thấp hơn và ít tổn thương hơn [8].

Tác dụng tiềm năng trong việc chống lại ung thư vú

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine dựa trên bằng chứng đã xem xét các đặc tính chữa bệnh của emodin lô hội – một hợp chất có trong lá loại cây này. Các tác giả cho rằng lô hội cho thấy tiềm năng trong việc làm chậm sự phát triển của ung thư vú. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh tác dụng tiềm năng này của lô hội [9].

Giúp làm giảm các vết nứt ở hậu môn

Nếu bị nứt hậu môn, việc thoa kem lô hội lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày có thể giúp cải thiện tình trạng.

Một nghiên cứu năm 2014 đã phát hiện ra rằng sử dụng một loại kem có chứa nước ép lô hội có hiệu quả trong việc việc điều trị nứt hậu môn mãn tính. Những người trong nghiên cứu đã dùng kem lô hội 3 lần mỗi ngày trong vòng 6 tuần [10].

Sự cải thiện rõ ràng nhất là người bị nứt hậu môn cảm thấy bớt đau, ít xuất huyết và chữa lành vết thương. Mặc dù nghiên cứu này đầy hứa hẹn, nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để mở rộng nghiên cứu này.

Chữa lành mụn rộp sinh dục

Thoa kem chiết xuất lô hội 0,5% ba lần mỗi ngày có thể giúp chữa lành các đợt bùng phát mụn rộp sinh dục.

Hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến

Thoa kem có chiết xuất lô hội 0,5% trong 4 tuần có thể làm giảm ngứa tại các mảng da bị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, sử dụng gel lô hội tự nhiên dường như không có tác dụng tương tự như dùng kem.

3Cách dùng Lô hội (Aloe vera)

Bạn có thể thoa gel lô hội trực tiếp lên da hoặc làm theo các công thức chăm sóc da khác nhau.

Lô hội có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau.Bạn có thể thoa gel lô hội trực tiếp lên da hoặc làm theo các công thức chăm sóc da khác nhau. Hoặc cho lô hội vào thực phẩm, các món sinh tố và đồ uống.

Để làm nước ép lô hội, hãy dùng 1 cốc nước và cho vào 2 muỗng gel lô hội. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể cho thêm vào các thành phần khác như trái cây hoặc rau xanh và dùng máy xay sinh tố đều trộn đều hỗn hợp đồ uống.

Xem thêm  Top 7 Kem Dưỡng Trắng Da Cho Tuổi Dậy Thì An Toàn Hiệu Quả

Bạn có thể ăn những lát gel lô hội tươi bất cứ giờ nào trong ngày. Bạn có thể để sẵn trong tủ lạnh và dùng dần trong vài ngày, tuy nhiên nên ăn càng tươi sẽ càng tốt.

Các sản phẩm kem bôi và gel chiết xuất lô hội cũng có liều lượng khác nhau. Một số loại kem trị bỏng nhẹ chỉ có 0,5% lô hội. Loại kem được sử dụng cho bệnh vẩy nến có thể chứa đến 70% lô hội. Lô hội ở sản phẩm bổ sung đường uống thường không có liều lượng nhất định.

Đối với tình trạng táo bón, nên sử dụng 100 – 200 mg nước ép lô hội hoặc 50 mg gel lô hội mỗi ngày. Đối với bệnh tiểu đường, 1 muỗng gel lô hội được khuyến nghị mỗi ngày.

Uống nước ép lô hội hoặc gel lô hội liều lượng cao có thể gây nguy hiểm. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn sử dụng lô hội để điều trị một tình trạng sức khỏe nào đó.

4Tác dụng phụ khi sử dụng Lô hội (Aloe vera)

Khi uống lô hội để điều trị táo bón, tác dụng phụ có thể gặp phải là tiêu chảy và chuột rút.

Tác dụng phụ của lô hội

Khi dùng bằng đường uống, gel lô hội có thể an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn. Gel lô hội an toàn khi dùng với liều 15ml mỗi ngày, dùng tối đa 42 ngày. Ngoài ra, một loại gel cụ thể (Aloe QDM complex Univera Inc) có thể an toàn với liều khoảng 600mg mỗi ngày, dùng trong tối đa 8 tuần. Chiết xuất lô hội cũng có thể an toàn khi dùng trong thời gian ngắn.

Dùng mủ lô hội hoặc chiết xuất toàn bộ lá lô hội khi dùng bằng đường uống có thể không an toàn ở bất kỳ liều lượng nào. Mủ lô hội có thể không an toàn khi dùng liều cao bằng đường uống. Ngoài ra, mủ lô hội có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày. Sử dụng một lượng lớn mủ lô hội trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề về thận và tim. Dùng mủ lô hội 1 gam mỗi ngày có thể gây tử vong.

Lưu ý khi dùng lô hội

Không dùng lô hội bôi lên vết cắt sâu hoặc các vết bỏng nặng.

Những người dị ứng với hành tây, tỏi và hoa tulip có nhiều khả năng cũng dị ứng với lô hội.

Uống lô hội liều cao rất nguy hiểm và không nên uống trong thời gian dài.

Không uống lô hội nếu mắc các vấn đề về đường ruột, bệnh tim, bệnh trĩ, các vấn đề về thận, tiểu đường hoặc mất cân bằng điện giải.

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung lô hội. Bởi lô hội có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc tiểu đường, thuốc tim, thuốc nhuận tràng, steroid và rễ cam thảo. Việc sử dụng gel lô hội bằng đường uống cũng có thể ngăn chặn sự hấp thụ của các loại thuốc sử dụng cùng lúc.

Do thiếu bằng chứng về tính an toàn của lô hội, các chất bổ sung lô hội không nên sử dụng bằng đường uống cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về tác dụng, cách dùng và tác dụng phụ của lô hội. Nếu muốn bổ sung, hãy cân nhắc và trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng!

Nguồn: WebMD, Everydayhealth, Healthline

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Cách sử dụng lô hội cho da an toàn, giảm kích ứng

>>>>> Nha đam có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn không?